Hầu hết trong số chúng ta ai cũng biết rằng: Nhiếp ảnh giúp lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhờ vào tác động của ánh sáng. Điều này khẳng định được tầm quan trọng đặc biệt của ánh sáng trong một bức ảnh. Bài viết ngày hôm nay, Artia sẽ cung cấp các điều mà mọi nhiếp ảnh gia cần quan tâm khi sử dụng ánh sáng trong chụp ảnh.

Chất lượng ánh sáng trong chụp ảnh

Chất lượng của ánh sáng chụp ảnh được định nghĩa là độ tương phản của ánh sáng trong máy ảnh. Mức độ tương phản ánh sáng phụ thuộc vào cường độ và vị trí chiếu sáng của nguồn. Trong nhiếp ảnh, nguồn sáng được chia thành 2 loại:

  • Hard light (nguồn sáng lớn, gần chủ thể) cho ra ánh sáng với độ tương phản cao, làm nổi bật đường nét chủ thể và bóng đổ rõ nét hơn
  • Soft light (nguồn sáng hẹp, xa chủ thể) cho ra ánh sáng với độ tương phản thấp, tạo cảm giác mềm mại cho chủ thể và bóng đổ xuống nhẹ hơn
Chất lượng ánh sáng trong chụp ảnh
Chất lượng ánh sáng trong chụp ảnh

Đối với bất cứ ai đang hoạt động trong cách lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến nhiếp ảnh cần nắm rõ nguyên lý về ánh sáng trong chụp ảnh sản phẩm trên để setup ánh sáng chụp ảnh theo đúng như ý đồ mình mong muốn.

Các loại ánh sáng trong chụp ảnh

Việc vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các loại ánh sáng trong chụp ảnh hỗ trợ các nhiếp ảnh gia tiết kiệm thời gian setup đèn chụp ảnh sản phẩm và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.

Có 3 loại ánh sáng trong chụp ảnh:

  • Ánh sáng thuận: phát ra từ nguồn sáng phía sau máy ảnh, chiếu thẳng đến chủ thể, cùng hướng với ống kính. Ánh sáng này được nhiều người sử dụng vì đạt được màu sắc đều và dễ xử lý. Tuy vậy, những bức ảnh này do thiếu vùng tối tương phản nên bức ảnh không nổi khối và ít có chiều sâu.
  • Ánh sáng một bên: phát ra từ nguồn sáng hướng 90 hoặc 45 độ từ ống kính so với chủ thể. Ánh sáng một bên tạo bóng đổ nhiều hơn, độ tương phản cao và tạo ấn tượng. Hình thức này làm nổi bật hình dạng vật thể và tạo chiều sâu cho chủ đề bức ảnh
Các loại ánh sáng trong chụp ảnh
Các loại ánh sáng trong chụp ảnh
  • Ánh sáng ngược: phát ra từ nguồn sáng phía sau chủ thể. Đây có thể coi là hướng sáng khó sử dụng và xử lý hậu kỳ nhất nhưng lại gây ấn tượng  mạnh mẽ nhất cho người xem.

Độ sâu của ánh sáng

Độ sâu được coi là key trong bức ảnh với 3 cấp độ: high, mid và low key. Nếu như high key mang nhiều nét tươi sáng thì low key đem lại sự u tối, huyền bí cho bức ảnh

Màu sắc của ánh sáng

Màu sắc bức ảnh khi chụp theo ánh sáng tự nhiên sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày từ ấm áp – xanh trong rồi chuyển dần sang đỏ.

Ánh sáng nhân tạo tạo nên vẻ đẹp cho bức ảnh
Ánh sáng nhân tạo tạo nên vẻ đẹp cho bức ảnh

Màu sắc nhân tạo khi sử dụng nguồn sáng nến thì tạo cảm giác ấm áp còn nguồn sáng huỳnh quang mang sắc lạnh hơn.

Bài viết trên đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm khi sử dụng ánh sáng trong chụp ảnh. Vận dụng được những quy tắc này, bạn sẽ truyền tải hết được những thông điệp, cảm xúc, tính thẩm mĩ vào trong bức ảnh của mình. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay